Rò Rỉ Mạng VPN và Cách Kiểm Tra

Download Astro
Download Astro
Ngày 05 tháng 6 năm 2022
 
Các mạng VPN thường được quảng cáo là cực kỳ an toàn và là một phương thức tuyệt vời để bảo vệ dữ liệu của bạn. Tuy nhiên, những thử nghiệm gần đây cho thấy phần lớn các mạng VPN, lên tới trên 80%, thực ra vẫn có một số rò rỉ có thể làm lộ thông tin cá nhân của người dùng.
 
Nếu điều này xảy ra, mục đích sử dụng VPN xem như thất bại và khiến khách hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro về an ninh mạng. Vậy làm thế nào để bạn biết được mạng VPN của mình có đang bị rò rỉ thông tin hay không?
 
Phần dưới đây sẽ giúp bạn học được cách kiểm tra rò rỉ VPN, các loại rò rỉ khác nhau và cách khắc phục chúng.
 
 
Cách Kiểm Tra Rò Rỉ VPN
 
Có một số trang web có thể giúp bạn xác định rò rỉ VPN nhưng một lựa chọn kiểm tra tốt bao gồm tất-cả-trong-một chính là ipleak.net. Trước khi bạn thực hiện bài kiểm tra, bạn cần phải biết các địa chỉ IPv4 và IPv6 của mình cùng với DNS của nhà mạng Internet.
 
Vào trang ipleak.net sau khi đã ngắt kết nối tới mạng VPN của bạn. Sau đó bạn sẽ thấy ba mục sau: Your IP Addresses, Your IP Addresses – WebRTC detection, và DNS Addresses. Chính là địa chỉ IP thực của bạn – địa chỉ IP tìm thấy trên WebRTC và địa chỉ DNS. Hãy ghi chú lại các địa chỉ IP ở mục thứ nhất và địa chỉ DNS tại mục cuối cùng.
 
Sau khi bạn đã sẵn sàng thực hiện bài test thì hãy kết nối tới một trong các máy chủ VPN và vào lại trang ipleak.net. Nếu bạn thấy địa chỉ IPv4 hoặc IPv6 thật của bạn tại mục đầu tiên, nghĩa là mạng ảo VPN của bạn đang làm rò rỉ địa chỉ IP đấy. Còn trường hợp bạn thấy cả hai địa chỉ địa chỉ IP thực tại mục thứ hai thì bạn có vấn đề rò rỉ WebRTC. Cuối cùng, nếu bạn thấy địa chỉ DNS của nhà mạng tại mục thứ ba, thì bạn đã bị rò rỉ DNS.
 
 
Rò rỉ địa chỉ IP
 
Nếu bạn bị trường hợp này thì địa chỉ IP thật của bạn đang hớ hênh cho cả thế giới nhìn thấy. Với địa chỉ IP, một người có thể xác định chính xác vị trí và theo dõi các hoạt động trực tuyến của bạn. Việc rò rỉ IP không chỉ là một vấn đề về an ninh: với việc bị lộ vị trí của mình, bạn cũng bị chặn truy cập vào các nội dung bị khóa theo vị trí địa lý.
 
Nếu bạn thực hiện bài test và thấy là mạng VPN của mình đang làm rò rỉ địa chỉ IP thì có một giải pháp là tạo ra một qui luật cho firewall (tường lửa). Hầu hết các máy tính chạy Windows và Mac đều có trang bị sẵn tường lửa để bạn có thể tùy chỉnh. Hãy vào thiết lập firewall và tạo một luật để chặn tất cả những lưu lượng Internet không đến từ mạng VPN của bạn. Việc này sẽ ngăn ngừa việc rò rỉ địa chỉ IP.
 
 
Rò rỉ WebRTC
 
Nếu bị rò rỉ WebRTC thì vấn đề thực sự không nằm ở mạng VPN mà ở trình duyệt của bạn. Hầu hết các mạng ảo VPN không được thiết kế để đề phòng điểm yếu này, chỉ một số là có tính năng đó.
 
WebRTC là công nghệ giúp thực hiện video chat hoặc voice chat, và chia sẻ P2P (người dùng tới người dùng) ngay trong trình duyệt của bạn. Mặc dù công nghệ này có một số lợi ích nhưng nó cũng gây ra một số nguy cơ về an ninh. WebRTC cho phép các yêu cầu được gửi tới những máy chủ có giao thức STUN, kết quả là địa chỉ IP nội bộ của bạn bị lộ. Đây chính là điều xảy ra nếu bạn bị rò rỉ WebRTC.
 
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tắt béng cái WebRTC trong trình duyệt của bạn. Cách thực hiện sẽ tùy thuộc vào trình duyệt mà bạn sử dụng. Hãy nhờ Google tìm các hướng dẫn cụ thể cho trình duyệt mà bạn đang dùng nhé.
 
Một điều không may là trình duyệt Chrome không cho bạn tắt WebRTC, nhưng bạn có thể cài đặt hai add-on (trình mở rộng) cho phép bạn ngăn nó lại. WebRTC leak prevent và uBlock Origin đều có thể được dùng để ngăn chặn các rò rỉ WebRTC nhưng điều quan trọng là bạn cần lưu ý các phương pháp này không phải lúc nào cũng bảo đảm thành công.
 
 
Rò Rỉ DNS
 
Loại rò rỉ này xảy ra khi các truy vấn DNS của bạn được gửi trực tiếp tới các máy chủ DNS của nhà mạng (ISP), thay vì đáng lẽ nó phải được chuyển hướng qua mạng VPN. Một truy vấn DNS luôn xảy ra mỗi lần bạn truy cập vào một trang web thông qua thiết bị. Vì vậy, khi bạn bị rò rỉ DNS, nhà mạng sẽ truy cập được vào lịch sử duyệt web của bạn và xem tất cả các trang web mà bạn đã vào.
 
Nếu bạn đã bị rò rỉ DNS thì có một số cách giải quyết mà bạn có thể làm thử.
 
Những vụ rò rỉ DNS thường xảy ra do các thiết lập mạng sai. Ngay cả khi bạn đang sử dụng một mạng ảo VPN thì đôi khi hệ điều hành của bạn vẫn tiếp tục chuyển hướng dữ liệu thông qua máy chủ DNS mặc định, thay vì máy chủ DNS của mạng VPN. Đây là một vấn đề phổ biến của các thiết bị dùng Windows. Để khắc phục, bạn hãy đổi sang một máy chủ DNS tĩnh. Bạn cũng có thể thử các dịch vụ DNS công cộng như 8.8.8.8 hoặc Dự án NIC Mở.
 
Một số mạng VPN có sẵn các tính năng để phòng ngừa rò rỉ DNS. Hãy thử khám phá xem mạng VPN của bạn có tính năng như thế không nhé. Giải pháp có thể chỉ đơn giản là luôn bảo đảm tính năng này đã được bật lên.
 
 
Những Mạng VPN Không Bị Rò Rỉ
 
Mặc dù những giải pháp được liệt kê trên đây có thể giúp bạn tránh khỏi việc rò rỉ dữ liệu từ mạng VPN, nhưng sự thật là nếu như bạn phát hiện là mình gặp phải tình huống đó thì nhiều khả năng là bạn đã sử dụng phải một dịch vụ yếu kém. Như vậy rất nên chuyển sang một nhà cung cấp an toàn hơn.
 
Với việc mạng ảo VPN đang ngày càng phổ biến thì các dịch vụ mới đang xuất hiện rất nhiều. Một số trong đó khá ổn những số đông lại yếu kém và thực sự không làm được gì nhiều để bảo vệ dữ liệu cho bạn. Thế nên tốt nhất là bạn hãy tìm hiểu kỹ trước khi mua bất kỳ dịch vụ VPN nào.
 
Dưới đây là danh sách năm mạng riêng ảo VPN đã được kiểm tra kỹ lưỡng và chứng tỏ là không bao giờ làm rò rỉ dữ liệu của bạn.
 
 
Những mạng VPN này không bao giờ để lộ địa chỉ IP của bạn qua các truy vấn DNS, ngoài ra họ còn có công nghệ tinh vi để ngăn ngừa rò rỉ WebRTC. 
 
Nói một cách đơn giản thì giải pháp tốt nhất để phòng ngừa rò rỉ VPN chính là chuyển sang dùng các dịch vụ VPN chất lượng cao đã liệt kê ở trên.